Viêm nướu khi mang thai nguy hiểm thế nào? Cách điều trị an toàn

Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, đặc biệt là phần nướu (lợi). Viêm lợi, hay còn gọi là viêm nướu khi mang thai có thể kéo dài đến tận sau khi sinh nếu không được điều trị kịp thời.

1. Hiện tượng viêm nướu khi mang thai

Viêm nướu (hoặc còn gọi là viêm lợi) là tình trạng mảng bám và vi khuẩn tích tụ dọc đường viền nướu gây sưng đỏ, mềm nướu, đau nhức. Viêm nướu là bệnh lý khá phổ biến mà hầu như ai cũng có thể mắc phải, không chỉ riêng mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai thì cơ thể của phụ nữ trở nên “nhạy cảm” hơn nên dễ dàng mắc bệnh hơn so với thông thường. Theo số liệu tại Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết phụ nữ mang thai bị viêm lợi và có đến 93,6% phụ nữ mang thai mắc viêm lợi mức độ 2*.

*Số liệu được đăng tải tại Tạp chí Y học Việt Nam Tập 500 Số 2 (2021)

Viêm nướu khi mang thai thường xuất hiện phổ biến trong khoảng giai đoạn từ giữa tháng thứ 2 và thứ 8. Mức độ nghiêm trọng của viêm lợi có thể đạt đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ).

2. Biểu hiện viêm nướu khi mang thai

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm nướu bao gồm: lợi đỏ sưng lên, chảy máu chân răng, hôi miệng, ngứa và đau lợi. Viêm nướu thường phát triển qua 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu:

Đây được coi là giai đoạn nhẹ nhất khi mới chỉ xuất hiện các biểu hiện như lợi bị sưng phồng và khi xỉa răng hay đánh răng thì xảy ra hiện tượng chảy máu. Ngoài ra thì không còn bất kỳ tổn thương răng miệng nào khác.

  • Giai đoạn thứ hai:

Nếu ngay từ giai đoạn đầu không được chữa trị dứt điểm và để kéo dài thì tình trạng viêm lợi sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi phần lợi và xương hàm bị xô ra phía sau, tạo ra lỗ hổng cạnh chân răng. Đó sẽ trở thành địa điểm tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn dẫn đến chân răng bị nhiễm trùng.

biểu hiện viêm nướu khi mang thai

Bên cạnh đó, lợi sưng lâu ngày sẽ khiến tình trạng đau nhức gia tăng, má sưng và hiện tượng miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu và khiến lợi bị tụt xuống. Tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ khiến răng bị rụng do lợi bị yếu đi và răng không còn chỗ bám.

3. Tại sao bà bầu bị viêm nướu khi mang thai

3.1 Thay đổi về hormone

Đây là nguyên nhân đầu tiên gây hiện tượng viêm lợi khi mang thai. Vào tháng thứ 2 của tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây ra tình trạng viêm nướu đi kèm các biểu hiện như đau răng, chảy máu nướu răng khi vệ sinh răng… Ở tháng thứ 7 và 8 có thể sẽ trở nặng và giảm dần vào tháng cuối của thai kỳ.

3.2 Thay đổi về hệ miễn dịch

Tâm sinh lý của thai phụ có nhiều sự thay đổi về cách ăn uống cùng một số thói quen sinh hoạt. Từ đó, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển nhanh hơn trong khoang miệng của thai phụ. Điều này sẽ làm thay đổi độ pH và môi trường hóa học dẫn đến viêm lợi.

3.3 Thay đổi về canxi 

Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, phải bổ sung canxi cho thai nhi khỏe mạnh tránh tình trạng thiếu canxi ở người mẹ, răng sẽ trở nên xốp hơn và làm dễ dàng bị sâu răng.

3.4 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), nhiều sản phụ phải chịu đựng tình trạng ốm nghén nặng dẫn đến nôn mửa hay cảm giác thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt… Vì việc này mà vi khuẩn có hại phát triển mạnh kèm theo việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo làm gia tăng tình trạng viêm nướu. Khi nôn ói nhiều, thức ăn cùng với dịch vị tiêu hóa và acid sẽ trào ngược lên thực quản. Loại acid này khi tiếp xúc vào răng và nướu thì làm cho men răng bị mòn đi và gây ra hiện tượng răng viêm lợi ê buốt. Đặc biệt, dung nạp nhiều thức ăn chứa glucose dễ dàng gây sâu răng trong thời kỳ mang thai.

chế độ ăn uống khi mang thai

4. Viêm lợi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không 

Mẹ bầu bị sưng nướu hoặc nướu đỏ nhẹ không gây hại cho thai nhi, không gây sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, viêm nướu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu. Một tình trạng có thể liên quan đến sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân. Bên cạnh đó, khi bị viêm nha chu, mô nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy khiến nướu dần dần không còn bám chắc vào bề mặt chân răng nữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sản phụ, khiến cho răng bị tụt nướu, gây mất thẩm mỹ.

5. Giảm viêm lợi cho bà bầu bằng mẹo tại nhà

Mẹ bầu cũng có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm sưng đỏ, đau nhức ở mô nướu. Một số phương pháp chữa viêm lợi tại nhà an toàn cho bà bầu:

5.1 Ngậm nước muối

Ngậm nước muối là cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng viêm lợi khi mang thai. Với đặc tính sát khuẩn và tiêu viêm tự nhiên, nước muối có thể làm dịu cơn đau, giảm hiện tượng phù nề và chảy máu mô nướu. Ngoài ra, các khoáng chất tự nhiên trong muối biển còn giúp tái khoáng men răng và tăng sức đề kháng tự nhiên cho răng miệng.

5.2 Súc miệng bằng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có thể cải thiện tình trạng hơi thở có mùi do ảnh hưởng của các bệnh lý nha khoa. Nguyên liệu này còn chứa Eugenol – hoạt chất có đặc tính gây tê, tiêu viêm và kháng khuẩn mạnh. Mẹ bầu có thể dùng 1 ít tinh dầu đinh hương hòa với nước ấm để súc miệng hằng ngày nhằm giảm sưng đỏ và đau nhức ở mô lợi.

5.3 Dùng gel nha đam

Nếu nướu sưng đỏ nhiều gây khó khăn khi ăn uống, mẹ bầu có thể dùng gel nha đam tươi đắp lên vùng đau nhức. Với tính mát và hàm lượng nước cao, nha đam có thể làm dịu cảm giác sưng nóng và phù nề mô nướu. Hơn nữa, các hợp chất thực vật trong thảo dược này còn có tác dụng kháng sinh mạnh.

gel nha đam tươi giảm đau nhức

6. Cách chăm sóc răng miệng khi mẹ bầu bị viêm lợi 

Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể kiểm soát và ngăn ngừa viêm lợi khi mang thai tiến triển nặng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng tốt còn giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,…

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng giúp cải thiện bệnh viêm lợi khi mang thai:

6.1 Lựa chọn bàn chải lông mềm

Khi mang thai, mô nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, bà bầu nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, mảnh và chải răng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên răng và mô nướu. Cần đảm bảo chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày để loại bỏ thức ăn thừa và ngăn ngừa hình thành mảng bám. Khi không có mảng bám, vi khuẩn sẽ không có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển.

6.2 Sử dụng chỉ tơ nha khoa

Ngoài ra, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn mảng bám trong kẽ răng. Nên hạn chế dùng tăm vì có thể gây chảy máu mô nướu và làm thưa kẽ. Mẹ bầu nên sử dụng thêm các dung dịch súc miệng có đặc tính tiêu viêm và kháng khuẩn để tăng hiệu quả làm sạch. Tránh dùng các sản phẩm chứa cồn, hương liệu và chất kích ứng. 

6.3 Chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế món ăn chứa nhiều gia vị, đường và tinh bột. Ngoài ra, nên tránh hạn chế các thức uống chứa axit, cồn và thực phẩm khô, cứng vì có thể làm tăng hình thành mảng bám ở kẽ răng và mặt nhai.

Bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết bằng các loại thực phẩm lành mạnh như trứng, hải sản, rau xanh, trái cây, các loại đậu, hạt,… để tăng cường sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, cung cấp đủ khoáng chất còn giúp thai nhi phát triển tốt và hạn chế nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu.

6.4 Sử dụng kem đánh răng Lacalut Aktiv

Mẹ bầu cũng nên sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm với thành phần an toàn cho sức khỏe, điển hình như Lacalut Aktiv.

kem đánh răng Lacalut Aktiv giảm viêm nướu khi mang thai

Để giúp điều trị viêm nướu hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, việc chọn lựa một sản phẩm kem đánh răng phù hợp là thực sự cần thiết. Một sản phẩm được phụ nữ mang thai ở Đức và các quốc gia Châu Âu ưa chuộng chính là kem đánh răng Lacalut Aktiv vì khả năng cải thiện tình trạng nướu sưng viêm, làm sạch răng miệng và loại bỏ vi khuẩn. Lacalut Aktiv với thành phần chủ đạo là hoạt chất Aluminum Lactate, sẽ giúp nướu săn chắc, co mạch, chữa lành những tổn thương bên trong và kháng viêm hiệu quả.

Sản phẩm được khuyên dùng bởi các dược sĩ và nha sĩ trên toàn quốc vì bảo vệ răng miệng một cách tối ưu nhất và không gây hại cho sức khỏe, phù hợp cho cả  phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có răng nướu nhạy cảm.

Các bài viết khác