Chảy máu chân răng có sao không? Liệu có nguy hiểm?

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về răng miệng hoặc cơ thể. Vậy chảy máu chân răng tại sao xảy ra và liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Tại sao lại chảy máu chân răng?

1.1 Do các bệnh lý về răng miệng

1.1.1 Viêm nướu gây chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng không kỹ, không làm sạch vụn thức ăn dư thừa, để cao răng xuất hiện ở chân răng… chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu. Viêm nướu khiến phần mô nướu bị sưng tấy, chuyển đỏ, viêm nhiễm và gây nên chảy máu chân răng. Ở giai đoạn đầu, viêm nướu có thể chưa gây đau đớn nên nhiều người vẫn chủ quan, để mặc dấu hiệu chảy máu chân răng. Tuy nhiên chính sự chủ quan này lại có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn trong lâu dài. 

1.1.2 Viêm nha chu gây chảy máu chân răng 

Viêm nha chu không phải do ngày một ngày hai mà hình thành bệnh. Chảy máu chân răng báo hiệu bệnh viêm nướu. Viêm nướu không chữa trị dẫn đến thành viêm nha chu. Lúc này không chỉ phần nướu bị viêm và các tổ chức xung quanh răng cũng đã bị tổn thương. Viêm nha chu âm thầm tiến triển và trở nặng khiến tình trạng nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Các biểu hiện như chảy máu chân răng, những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng nướu, răng lung lay… yêu cầu nhiều thời gian để cải thiện và cũng khó phục hồi hoàn toàn bình thường.

1.1.3 Răng chen chúc gây chảy máu chân răng 

Tình trạng răng chen chúc cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng. Răng chen chúc hoặc mọc lệch gây cản trở và khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Vụn thức ăn thừa, mảng bám dễ mắc lại giữa các kẽ răng. Điều này khiến phần nướu dễ bị viêm và chảy máu chân răng.

1.1.4 Nướu bị tổn thương gây chảy máu chân răng 

Phần nướu răng là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, gặp nhiều tác động và dễ bị tổn thương. Lông bàn chải quá cứng, lực chải răng quá mạnh, dùng chỉ tơ nha khoa sai cách… cũng khiến nướu bị ảnh hưởng và gây nên chảy máu chân răng.

tại sao chảy máu chân răng

1.2 Các nguyên nhân khác liên quan đến cơ thể 

1.2.1 Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nguồn dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể và xây dựng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Một số loại vitamin và khoáng chất nếu thiếu hụt có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây nên chảy máu chân răng như:

  • Vitamin C tăng khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn
  • Vitamin D giúp hấp thụ canxi cho răng chắc khỏe
  • Vitamin K hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa chảy máu chân răng
  • Canxi và phospho duy trì sự chắc khỏe của răng và nướu

>>> Đọc thêm: Chảy máu chân răng: Thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả

1.2.2 Nội tiết tố thay đổi

Giai đoạn mang thai, tuổi dậy thì hay thời kỳ mãn kinh đều khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều biến chuyển thay đổi nhiều về nội tiết tố. Sự thay đổi này khiến lưu lượng máu đến nướu bị tăng đột ngột, gây nên hiện tượng xuất huyết, chảy máu chân răng. Trong trường hợp uống thuốc tránh thai hoặc thuốc bổ sung nội tiết cũng có thể gây ra chảy máu chân răng. 

1.2.3 Mắc các bệnh lý khác

Lượng bạch cầu bị suy giảm khi mắc các bệnh như sốt xuất huyết, bạch cầu… khiến chức năng cầm máu cũng bị giảm theo và gây nên hiện tượng chảy máu chân răng. 

Một số người mắc bệnh đái tháo đường hoặc mắc các vấn đề về gan và thận cũng có nguy cơ bị chảy máu chân răng cao. Người bị đái tháo đường thường bị viêm lợi dài ngày, khó chữa. Trong khi đó, nếu gan và thận có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp đông máu từ vitamin K, khiến chảy máu chân răng.

nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Chảy máu chân răng có nguy hiểm?

Chảy máu chân răng ở mức độ nhẹ không nguy hiểm, nhưng đây là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy cần điều trị dứt điểm sớm để không phải chịu những hậu quả nặng nề về sau như viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là viêm phổi.

>>> Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng: Bật mí các cách điều trị hiệu quả

Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe chân răng, hoặc các bệnh lý về cơ thể như thiếu vitamin, dùng thuốc làm loãng máu, thay đổi nội tiết tố, sốt xuất huyết. Để phòng ngừa chảy máu chân răng, bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống cân bằng, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

chảy máu chân răng có nguy hiểm

Hy vọng bài viết đã giải đáp câu hỏi “Chảy máu chân răng có sao không?” cho bạn. Chảy máu chân răng là một hiện tượng thường gặp nhưng không nên bỏ qua. Nếu chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Các bài viết khác