Chảy máu chân răng nên làm gì? Bật mí cách điều trị đơn giản

Chảy máu chân răng là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nướu, khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy chảy máu chân răng nên làm gì để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách điều trị đơn giản tại nhà trong bài viết sau đây.

1. Lý do dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng, trong đó phổ biến nhất là do viêm nướu và viêm nha chu. Đây là hai bệnh lý về răng miệng do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, để cao răng và mảng bám tích tụ quanh răng gây viêm. 

Khi nướu bị viêm, sẽ căng phồng, đỏ tươi, dễ bị kích thích và chảy máu khi đánh răng hay ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ lan sang các mô xung quanh răng gây viêm nha chu, làm tổn thương xương hàm và dẫn đến tình trạng răng lung lay hay mất răng.

Viêm nướu và viêm nha chu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, như:

  • Không chải răng đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cao răng và mảng bám ở kẽ răng.
  • Sử dụng bàn chải cứng hoặc đánh răng quá mạnh làm tổn thương nướu.
  • Ăn uống không cân bằng, thiếu hụt vitamin C, K cần thiết cho sự phát triển của mô nướu và quá trình đông máu.
  • Dùng thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, dễ gây chảy máu ở các niêm mạc.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
  • Bị sốt xuất huyết làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, gây xuất huyết ở da, niêm mạc và các cơ quan khác.

lý do gây chảy máu chân răng

 

2. Chảy máu chân răng nên làm gì tại nhà

2.1 Dùng kem đánh răng điều trị chảy máu chân răng

Bạn nên dùng loại kem đánh răng có công dụng làm giảm chảy máu chân răng để hỗ trợ xử lý vấn đề chảy máu chân răng dứt điểm trong lâu dài. Bộ 6 sản phẩm kem đánh răng của Lacalut đều có thành phần chủ đạo là Aluminum Lactate cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và giúp làm săn chắc nướu răng.

kem đánh răng lacalut chữa chảy máu chân răng

 

2.2 Dùng bông gạc cầm máu

Như bất kỳ trường hợp bị chảy máu ở các vùng trên cơ thể, dùng bông gạc sạch và ẩm là cách xử lý ngay tức thì để giúp cầm máu, ngăn máu chảy quá nhiều. Tuy nhiên, thời gian cầm máu lâu hay mau có thể tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người.

2.3 Chườm lạnh cầm máu

Chườm lạnh là một cách cầm máu, giúp xử lý vấn đề chảy máu chân răng tạm thời. Sử dụng khăn hoặc túi vải bọc đá rồi chườm sẽ giúp cầm máu và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Chườm lạnh lên vùng chảy máu chân răng cũng giúp giảm sưng, giảm đau và làm dịu vùng nướu bị tổn thương.

2.4 Súc miệng nước muối

Nước muối có thành phần chính là natri clorua, hỗ trợ diệt khuẩn kháng viêm. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có nguy cơ gây nên hiện tượng chảy chân răng. Trong trường hợp bị chảy máu chân răng, súc miệng với nước muối ngoài việc làm sạch còn hỗ trợ loại bỏ đi những vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.

súc miệng với nước muối giảm chảy máu chân răng

 

2.5 Sử dụng nước súc miệng

Trong nước súc miệng thường có các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn như chlorhexidine, triclosan, axit boric… Các thành phần này có công dụng loại bỏ các vi khuẩn gây hại đồng thời làm giảm tình trạng viêm, sưng tấy và chảy máu chân răng.

2.6 Dùng bàn chải đánh răng phù hợp

Nướu là mô mềm dễ bị tổn thương khi có tác động mạnh. Vì vậy, việc sử dụng loại bàn chải có lông quá cứng hoặc sử dụng lực tác động mạnh dễ khiến chảy máu chân răng. Bạn nên dùng loại bàn chải đánh răng có lông mềm, nhỏ cùng một lực đánh vừa phải. Răng miệng được làm sạch hơn và cũng hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng.

2.7 Có chế độ vệ sinh răng miệng khoa học

Vấn đề chảy máu chân răng được ngăn chặn và xử lý dễ dàng khi bạn có một chế độ vệ sinh răng miệng khoa học. Việc vệ sinh răng miệng tốt là tiền đề để mảng bám vi khuẩn không hình thành, phát triển. Nhờ đó, bạn sẽ không còn quá lo lắng về vấn đề chảy máu chân răng hay các bệnh lý về răng miệng khác.

2.8 Bổ sung đầy đủ vitamin C và vitamin K

Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trong khi đó, vitamin K lại có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Bổ sung đầy đủ vitamin C và vitamin K sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi chảy máu chân răng nên làm gì. Vì khi cơ thể có đầy đủ chất cần thiết sẽ tăng cường sức khỏe răng miệng, hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu chân răng.

>>> Đọc thêm: Chảy máu chân răng nên ăn gì? Các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng

Chảy máu chân răng là một triệu chứng không nên bỏ qua vì nó có thể ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Hãy chăm sóc răng miệng hàng ngày để có một nụ cười khỏe đẹp và tự tin nhé!

Các bài viết khác