Làm thế nào để ngăn ngừa viêm lợi khi mang thai?

Viêm lợi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà phụ nữ mang thai phải đối mặt. Đâu là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng viêm lợi khó chịu trong thời kỳ mang thai?

Nguyên nhân gây viêm lợi khi mang thai

Viêm lợi hoặc còn gọi là viêm nướu. Tình trạng này thường là kết quả của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ dọc đường viền nướu gây sưng đỏ, mềm nướu, đau nhức.

Phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi rất nhiều trong nội tiết tố, lượng máu, dinh dưỡng… Và điều đó khiến viêm lợi dễ dàng tấn công hơn trong thai kỳ. 

Đầu tiên, khi phụ nữ mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao hơn hẳn so với mức bình thường. Điều này làm cho vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn, dễ dàng tấn công nướu…

Thứ hai, chế độ ăn không hợp lý, thiếu canxi – thừa đường… cũng là một trong những nguyên nhân làm lợi dễ bị sưng đỏ.

Thêm vào đó, lượng máu trong cơ thể phụ nữ mang thai thường tăng thêm 30-50%; quá trình lưu thông máu cần đẩy nhanh và mạnh hơn trước… đó cũng là nguyên nhân làm cho lợi dễ sưng tấy và gây ra viêm lợi.

Biểu hiện của viêm lợi khi mang thai

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu bị viêm sưng lợi, tình trạng này sẽ phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Viêm lợi khi mang thai thường phát triển trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Tình trạng viêm sưng nướu có thể nghiêm trọng hơn ở tam cá nguyệt thứ hai và những tháng sau đó của thai kỳ.

Ở giai đoạn đầu, đây được coi là giai đoạn nhẹ nhất khi mới chỉ xuất hiện các biểu hiện như lợi bị sưng phồng và khi xỉa răng hay đánh răng thì xảy ra hiện tượng chảy máu. Ngoài ra thì không còn bất kỳ tổn thương răng miệng nào khác.

Chuyển sang giai đoạn 2, nướu sưng đau hơn, đôi khi dẫn đến sưng má và răng có cảm giác dài hơn do nướu bị tụt. Chân răng có thể bị chảy máu ngay cả trường hợp không có kích thích. Một số trường hợp răng bị lung lay và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Lợi sưng lâu ngày sẽ khiến tình trạng đau nhức gia tăng, má sưng và hiện tượng miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu và khiến lợi bị tụt xuống. Tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ khiến răng bị rụng do lợi bị yếu đi và răng không còn chỗ bám.

Hiện nay, chưa có bất cứ tài liệu nghiên cứu nào cho thấy việc viêm sưng lợi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ bầu không tốt, cần được lưu ý chăm sóc nhiều hơn.

Khi bà bầu bị sưng lợi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn là viêm nha chu. Lúc này, sức khỏe và mẹ và bé có thể chịu những ảnh hưởng nhất định. Mẹ bầu sẽ đối diện với một số nguy cơ như sinh non, bé nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn hoặc tiền sản giật…

Biện pháp khắc phục bệnh viêm lợi

  • Đánh răng nhẹ nhàng: Lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi đánh răng cũng khiến lợi bị chảy máu và đau. Bàn chải điện có khả năng quét sạch mảng bám nên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn bàn chải thường.

  • Hạn chế ăn các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường.

  • Không ăn các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng… hay dùng các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu…

  • Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn đồ ngọt. Nên đi khám bác sĩ khi bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tốt nhất nên đi đến khám tại các cơ sở y tế, trung tâm nha khoa có uy tín.

Cách phòng tránh viêm lợi khi mang thai

  • Khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có).

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi.

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây,… tăng cường sức đề kháng.

  • Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

  • Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để sát khuẩn, làm mát và bảo vệ men răng.

  • Thay mới bàn chải thường xuyên để hạn chế tình trạng tích tụ của vi khuẩn gây bệnh.

  • Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

  • Sử dụng kem đánh răng tăng cường sức đề kháng cho nướu và răng mỗi ngày như Lacalut Aktiv.

Các bài viết khác