Phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh răng miệng nào?

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ rất dễ mắc các bệnh về răng miệng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người mẹ cũng như tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Các bệnh răng miệng thường gặp ở mẹ bầu

1. Bệnh viêm lợi và nha chu

Nguyên nhân: Do thay đổi nội tiết tố đột ngột trong máu sẽ dẫn đến tăng tính thấm mạch máu của lợi, làm tăng phản ứng của lợi đối với mảng bám. Khi phụ nữ mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao hơn hẳn so với mức bình thường. Điều này làm cho vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn, dễ dàng tấn công nướu…

Triệu chứng: Lợi đỏ, sưng nề, chảy máu chân răng (khi đánh răng, xỉa răng, thậm chí là chảy máu tự nhiên). Hay gặp nhất là ở nhóm răng trước hàm dưới.

Điều trị: Đánh răng nhẹ nhàng. Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.

2. Nhạy cảm răng

Nguyên nhân: Các hormone khi mang thai làm giãn các cơ vòng của thực quản dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản; kết hợp với hiện tượng nôn mửa do ốm nghén làm cho răng phải tiếp xúc thường xuyên với acid, làm xói mòn men răng, tăng nhạy cảm ngà răng.

Triệu chứng: Ê buốt răng, đặc biệt khi uống nước lạnh, ăn thực phẩm chua và khi đánh răng.

Điều trị: Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt (Lacalut,…) và các loại nước súc miệng có chứa fluoride. Hạn chế các tác nhân kích thích (chua, ngọt, nóng, lạnh,…).

3. Sâu răng

Nguyên nhân: Chế độ ăn trong thai kỳ có nhiều thay đổi; Tình trạng tăng acid trong khoang miệng do trào ngược dạ dày, thực quản và nôn mửa do ốm nghén sẽ làm cho răng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường acid; Nồng độ calci trong máu của mẹ không đáp ứng đủ cho thai nhi, cũng là một nguyên nhân làm giảm sự chắc khỏe của tổ chức cứng của răng, dễ gây sâu răng; Chế độ chăm sóc răng miệng.

Triệu chứng: Đổi màu trên răng, có thể là màu đen, nâu hoặc trắng. Cảm giác khó chịu, chẳng hạn đau nhói, nhức hoặc đau răng âm ỉ. Xuất hiện lỗ trên răng. Đau khi cắn hoặc ăn.

Điều trị: Trám răng sâu, sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluoride.

4. Phì đại lợi thai nghén – U lợi thai nghén

Nguyên nhân: Đây là một tổ chức hạt tăng sinh ở lợi, do nồng độ progesterone và estrogen tăng trong máu, làm thay đổi tính thấm thành mạch, dẫn đến phù nề lợi và tăng đáp ứng với vi khuẩn mảng bám. Viêm lợi phì đại trong thai kỳ là sự nặng lên của viêm lợi có từ trước. Nếu không có mảng bám thì không có phì đại lợi thai nghén.

Triệu chứng: Khối lợi phì đại đỏ rực, mềm, dễ chảy máu.

Điều trị: Lấy sạch cao răng, đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám, súc miệng hoặc chấm tại chỗ bằng chlorhexidine. Cắt bỏ phần lợi phì đại.

Cách chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng

Việc cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng không những tác động tích cực đến sức khỏe của mẹ mà còn cho sự phát triển của bé. Trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung 1200-1500 mg Canxi mỗi ngày giúp cho xương của mẹ và em bé chắc khỏe. Ngoài ra cần bổ sung từ các nguồn thực phẩm giàu Canxi như sữa, các loại hạt, phô mai và vitamin A, C, D…. Với một chế độ ăn uống đầy đủ như vậy không chỉ giúp hạn chế các vấn đề răng miệng cho mẹ mà còn giúp hệ răng miệng của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Vệ sinh răng miệng

Phụ nữ có nguy cơ gia tăng sâu răng và viêm lợi khi mang thai nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng luôn được nhấn mạnh hàng đầu với đối tượng này. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra một số khuyến cáo sau:

  • Đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm trong 2 phút cùng với kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc nếu lông bàn chải xơ cứng thì có thể thay sớm hơn. Khi lông bàn chải xơ cứng thì khả năng làm sạch răng sẽ giảm đi, và có thể kích thích chảy máu nướu.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám nằm ở cổ răng hoặc kẽ răng mà bàn chải không thể chạm đến các kẽ răng và một phần cổ răng dưới lợi.
  • Sử dụng kem đánh răng trị liệu Lacalut Akitv để loại bỏ mảng bám trên răng và cung cấp đề kháng khỏe mạnh cho răng nướu. Sự kết hợp đặc biệt của hoạt chất Aluminum Lactate và Chlorhexidine có trong Lacalut Aktiv giúp hạn chế tình trạng chảy máu và kích ứng nướu, loại bỏ mảng bám vi khuẩn và chống lại sự hình thành của sâu răng và cao răng.

Lacalut Aktiv hiện đã có mặt tại các Nhà thuốc trên toàn quốc và các sàn thương mại điện tử. Tham khảo thêm thông tin tại fanpage Lacalut Vietnam hoặc gian hàng trực tuyến: https://shopee.vn/lacalutvietnam

Các bài viết khác