Sâu răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sâu răng là một trong số những bệnh về răng miệng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu sâu răng là gì? Từ đó đưa ra những cách phòng ngừa hiệu quả nhất nhé.

Sâu răng là gì? 

Sâu răng là một bệnh nha khoa có khả năng phá hoại cấu trúc của răng. Sâu răng trong nha khoa được hiểu là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình mất khoáng. Bệnh được hình thành chủ yếu bởi vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám răng. Từ đó tạo thành các lỗ nhỏ trên răng.

Nguyên nhân gây ra sâu răng là gì?

Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng răng sâu là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Quá trình hình thành và phát triển của các vi khuẩn này là do:

  • Vệ sinh răng miệng kém: khi răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

  • Ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh quá nhiều: những loại thực phẩm chứa nhiều đường, sữa như bánh, socola, mật ong, kem… có thể bám vào răng trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

  • Thiếu nước: Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt khiến vi khuẩn có nhiều cơ hội để sinh trưởng.

  • Răng bị nứt vỡ hoặc yếu: Khi chân răng yếu hoặc nứt vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.

  • Tụt nướu: Ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng.

  • Các lý do khác: Những trường hợp như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.

Triệu chứng sâu răng

Nếu quan sát kỹ, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng như sau: 

  • Nhìn thấy lỗ sâu: quan sát sẽ thấy men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà và lấy hết vụn bẩn trong thức ăn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn miệng lỗ.

  • Nướu sưng hoặc chảy máu: khi có tác động như lực chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ dễ bị chảy máu và dễ nhiễm trùng, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau.

  • Đau buốt răng khi bị kích thích: là trường hợp thức ăn lọt vào hố sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt sẽ cảm thấy đau buốt.

  • Hơi thở có mùi: thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong hơi thở.

  • Đau buốt khi ăn nhai: vi khuẩn tấn công khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt.

Các giai đoạn của sâu răng

Sâu răng phát triển liên tục từ mức độ nhẹ đến nặng, các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu men răng được hiểu là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng đã tạo ra một vùng tổn thương rõ rệt, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Lúc này, răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy, khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra, sâu răng ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại. Đến giai đoạn này, các bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, đồ ăn có nhiệt độ bất thường.

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Sâu răng nặng do vi khuẩn tấn công sâu vào tủy dẫn đến viêm tủy và gây cản trở trong quá trình sinh hoạt. Giai đoạn viêm tủy gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần, nhiễm trùng gây ra áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Viêm tủy nặng khiến nhiều vi khuẩn lây lan gây áp xe, chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Sâu răng nguy hiểm như thế nào?

Sâu răng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể phá hủy răng của bạn và làm hư hại tất cả các dây thần kinh nhỏ ở vùng trung tâm của răng. Hệ quả rõ nhất là:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: do cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, chết các dây thần kinh, hoại tử, chết tủy.

  • Gây mất thẩm mỹ: do tình trạng nặng hơn sẽ là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau có thể nhìn thấy khi nói chuyện. Ngoài ra còn khiến hôi miệng dẫn đến kém tự tin trong giao tiếp.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần: những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ. Từ đó khiến tinh thần giảm sút nghiêm trọng.

  • Nguy hiểm đến tính mạng: khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách phòng ngừa sâu răng 

Để phòng tránh sâu răng hiệu quả, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và bên dưới viền nướu.

  • Thăm khám răng thường xuyên mỗi 3-6 tháng/lần.

  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường, giảm thiểu số lần răng của bạn phải tiếp xúc với axit.

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa chất fluoride, ví dụ như kem đánh răng Lacalut White.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về sâu răng. Hy vọng bài viết đã cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về bệnh sâu răng và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Các bài viết khác