Sưng nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sưng nướu răng.

Sưng nướu răng hay sưng lợi không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn kéo theo nhiều mối phiền toái và gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hằng ngày, trong đó bao gồm việc ăn uống và giao tiếp. Vậy viêm lợi sưng lợi do những nguyên nhân gì và bệnh nhân bị sưng nướu răng phải làm sao?

 

1. Thế nào là sưng nướu răng?

Sưng nướu răng hay còn gọi là sưng lợi xuất phát từ nguyên nhân nướu bị viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng sưng tấy, dễ chảy máu dù chỉ phải gặp những tác động nhỏ.

Viêm lợi sưng lợi thường rất dễ quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên do có những triệu chứng khá tương đồng với sưng mộng răng nên nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm lẫn. Bệnh nhân có thể phân biệt 2 loại bệnh lý này bằng cách để ý dấu hiệu có mủ hay không, nếu sưng mộng răng nung mủ thì sưng nướu răng không có triệu chứng này, thay vào đó bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác như sau:

  • Nướu răng từ màu hồng chuyển sang đỏ tươi hoặc nâu sẫm;
  • Nướu răng khi chạm nhẹ vào sẽ có cảm giác đau, mức độ đau tăng đồng nghĩa mức độ viêm nghiêm trọng hơn;
  • Chảy máu chân răng khi có tác động ngoại lực, như đánh răng hoặc khi ăn thực phẩm quá cứng;
  • Bệnh nhân sưng nướu răng thường có chân răng dài ra do lợi bị tụt.
Sưng nướu răng sẽ gây chảy máu chân răng nếu có tác động ngoại lực

Sưng nướu răng sẽ gây chảy máu chân răng nếu có tác động ngoại lực

2. Sưng nướu răng là dấu hiệu bệnh gì?

Viêm lợi sưng lợi có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đồng thời là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý răng miệng như:

2.1. Bệnh viêm nướu

Viêm nướu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sưng nướu răng. Tình trạng mảng bám do vôi răng tích tụ quá nhiều, lâu ngày nếu như không được vệ sinh sạch sẽ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và thải ra độc tố gây nhiễm trùng làm cho nướu răng bị sưng đỏ. Ngoài ra, tình trạng vôi răng cũng là thủ phạm hàng đầu gây ra các loại bệnh lý khác như viêm nha chu và dẫn đến viêm lợi sưng lợi gây đau nhức vô cùng khó chịu.

2.2. Áp xe chân răng

Răng bị chấn thương hoặc sứt mẻ tác động đến tủy răng và gây viêm nhiễm. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp sẽ khiến

cho bệnh tiến triển nặng, từ đó hình thành nên ổ mủ (hay còn gọi là áp xe) ở giữa răng và nướu, qua đó gây ra sưng nướu răng và nhiều triệu chứng khác.

2.3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể do nhiều tác nhân, như vi khuẩn, nấm hoặc virus và tất cả đều có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng:

  • Bệnh Herpes ở miệng gây viêm loét miệng, viêm nướu, lâu dần sẽ dẫn đến sưng lợi;
  • Nhiễm nấm men khoang miệng khi phát triển với số lượng lớn sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng và biểu hiện các triệu chứng, trong đó sưng lợi là một dấu hiệu điển hình;
  • Sâu răng là tình trạng vô cùng phổ biến, nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ nguy cơ áp xe răng và sưng nướu răng.

2.4. Sưng nướu răng do mọc răng khôn

Răng khôn phát triển cũng có thể khiến phần lợi răng bị tổn thương, trong đó phổ biến nhất là tình trạng sưng lợi quanh răng khôn hàm dưới. Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, xuất hiện trong giai đoạn 17-25 tuổi. Tại vùng răng khôn phát triển, mô nướu thường dày và cứng nên khi răng khôn trồi lên sẽ tạo điều kiện cho vụn thức ăn mắc kẹt lại trong phần nướu trong cùng. Nếu không được xử lý phù hợp sẽ dẫn đến viêm nhiễm sưng lợi và những cơn đau âm ỉ, khó chịu.

2.5. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Chúng ta có thể bị sưng nướu răng nếu cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Trong đó, vitamin C được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Nếu thiếu vitamin C, bệnh nhân có thể phát triển thành bệnh Scorbut với các triệu chứng sưng, chảy máu nướu răng và một số dấu hiệu toàn thân khác như:

  • Dễ bị bầm tím;
  • Tâm trạng dễ cáu kỉnh và buồn rầu;
  • Đau khớp hoặc đau 2 chi dưới nặng;
  • Luôn cảm thấy cơ thể rất yếu và mệt mỏi;
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, đặc biệt ở vùng cẳng chân

2.6. Sưng nướu răng khi mang thai

Nguyên nhân sưng nướu răng có thể do quá trình có em bé. Tình trạng nướu răng bị sưng trong thai kỳ xảy ra do nồng độ hormone sinh sản trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột. Sự thay đổi này kích thích tăng lưu lượng máu đến nướu răng, đồng thời khiến phần mô này dễ bị kích thích và sưng nề hơn bình thường. Ngoài ra, các loại hormone sinh sản cũng có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể bà bầu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm lợi sưng lợi.

2.7. Một số nguyên nhân khác gây sưng nướu răng

  • Răng giả gây kích ứng và sưng lợi;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc;
  • Mắc một số bệnh lý toàn thân, trong đó hay gặp là bệnh đái tháo đường;
  • Mắc các bệnh lý viêm nha chu.

3. Bị sưng nướu răng phải làm sao?

Trường hợp nướu răng chỉ bị viêm, sưng nhẹ và không hình thành ổ mủ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị tại nhà với những lưu ý sau đây:

  • Uống nhiều nước nhằm kích thích sản xuất tuyến nước bọt tăng sản xuất nước bọt với tác dụng làm suy yếu các loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng;
  • Hạn chế các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng như là sử dụng nước súc miệng có nồng độ quá mạnh, sử dụng nhiều đồ uống có cồn hoặc hút thuốc lá;
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và vi nấm ở trong khoang miệng một cách hiệu quả, qua đó hạn chế nguy cơ sưng nướu răng;
  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng phải thực hiện một cách nhẹ nhàng. Lưu ý trong quá trình thực hiện, bệnh nhân bị sưng nướu răng phải thật cẩn thận và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm kích ứng phần nướu đang bị tổn thương;
  • Sử dụng kem đánh răng chứa thành phần có lợi cho nướu và răng, giúp giảm tình trạng sưng đỏ.
Đánh răng nhẹ nhàng để giảm tình trạng sưng nướu

Đánh răng nhẹ nhàng để giảm tình trạng sưng nướu

4. Một số biện pháp phòng tránh sưng nướu

Nướu răng là phần mô tương đối nhạy cảm, do đó để nướu răng luôn được chắc khỏe cũng như không phải trải qua những khó chịu, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Khám răng miệng ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bất thường, đồng thời làm sạch mảng bám và vôi răng nếu có;
  • Bổ sung đầy đủ vitamin C nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe răng miệng;
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ nguy cơ đau răng, ngoài ra động tác xoa bóp còn giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu răng bị viêm;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia.
  • Đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn;
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là phương pháp phòng ngừa sưng nướu răng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là phương pháp phòng ngừa sưng nướu răng

  • Bên cạnh thói quen chải răng hàng ngày thì việc sử dụng kem đánh răng đặc trị cũng là cách thức quan trọng giúp bảo vệ nướu khỏi nguy cơ sưng viêm và mắc các bệnh liên quan. Một sản phẩm hàng đầu loại bỏ được nỗi lo này chính là Lacalut Aktiv – Kem đánh răng trị liệu số 1 của Đức được nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng trong việc ngăn ngừa viêm sưng nướu, loại bỏ mảng bám, chống lại các tác nhân gây bệnh về răng miệng và nướu

Lacalut hiện đã được phân phối độc quyền tại Việt Nam. Sản phẩm được bán chính hãng tại các sàn thương mại điện tử và nhà thuốc trên toàn quốc.

Các bài viết khác