Tại sao bị nhiệt miệng? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, đặc biệt là trong ăn uống và giao tiếp.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét Aphthous, là một trong những căn bệnh lành tính phổ biến mà ít nhất ai cũng trải qua một vài lần trong đời. Tình trạng này có thể gây đau nhức và khó chịu, nhưng thường tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến đời sống sinh hoạt hàng ngày của những người có biểu hiện này bị xáo trộn, nhất là trong ăn uống, giao tiếp.

Nhiệt miệng là căn bệnh dễ thấy ở mọi đối tượng

Nhiệt miệng là căn bệnh dễ thấy ở mọi đối tượng

Biểu hiện của nhiệt miệng

Có thể nhận biết nhiệt miệng thông qua những vết loét nông nhỏ, hình tròn, sưng, màu trắng hoặc đỏ. Người bị nhiệt miệng có thể có nhiều vết loét lan rộng và phát triển cùng một lúc. Các vết loét từ 1mm đến 1cm thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, bao gồm các vị trí như:

  • Môi trong
  • Má trong
  • Nướu
  • Lưỡi

Trong khi một số người chỉ bị một hoặc hai vết loét vài lần trong năm, nhiều người gặp phải tình trạng nhiệt miệng tái phát nhiều lần, thậm chí là bùng phát thường xuyên. Trong trường hợp này, cần theo dõi cẩn thận thói quen sức khỏe răng miệng và các loại thực phẩm tiêu thụ, từ đó tìm ra lý do tại sao bị nhiệt miệng liên tục.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

1. Suy giảm chức năng gan

Gan là bộ máy thanh lọc các chất độc có trong cơ thể do đó mà khi khả năng làm việc của gan suy yếu, các chất độc sẽ tích tụ dần. Việc tích tụ lâu ngày sẽ khiến có các loại độc tố có cơ hội gây hại đến cơ thể, một trong số đó có thể đọng lại ở vùng miệng, gây ra những bọng nước rồi sau đó vỡ ra, tạo thành các vết loét.

2. Hoạt động của hệ miễn dịch

Virus, vi khuẩn từ bên ngoài luôn chực chờ cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt với một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi như miệng lại còn thường xuyên tiếp xúc với yếu tố bên ngoài thông qua ăn uống, giao tiếp thì lại cực kỳ dễ dàng. Trong khi đó, hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khả năng để chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, đốt cháy niêm mạc miệng và tạo ra vết loét. 

Ngoài ra, trong trường hợp miệng có vấn đề như xảy ra viêm lợi, viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng,… thì phản ứng của hệ miễn dịch là kháng nguyên –  kháng thể cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.

3. Tổn thương niêm mạc miệng

Lớp da bên trong miệng rất mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, khu vực này sẽ rất dễ bị tổn thương bằng các hành động vô ý thường nhật. Những vết trầy xước do tổn thương này sẽ khiến vi khuẩn dễ tấn công niêm mạc miệng hơn, từ đó gây ra những vết lở loét trong khoang miệng.

Việc đánh răng quá mạnh, quá nhanh, sử dụng bàn chải cứng, dùng chỉ nha khoa một cách thô bạo, gắn răng giả không vừa vặn… đều có thể tạo ra các vết trầy xước, thậm chí chảy máu trong niêm mạc miệng. Không những thế, quá trình điều trị nha khoa như niềng răng, làm răng… cũng có thể cọ xát mạnh vào miệng và nướu, gây ra những tổn thương không đáng có.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiệt miệng liên tục cũng có thể xảy ra do tai nạn thể thao, hoạt động thể chất dẫn đến chấn thương ở vùng răng miệng. Ngoài ra, thói quen mút mạnh/cắn má trong hoặc vô tình cắn vào lưỡi hay các mô bên trong miệng khi đang nhai thức ăn và khi đang nói chuyện cũng có thể dẫn đến lở loét miệng thường xuyên.

Những vết trầy xước do tổn thương bên trong miệng sẽ gây ra những vết lở loét trong khoang miệng

Những vết trầy xước do tổn thương bên trong miệng sẽ gây ra những vết lở loét trong khoang miệng

4. Thiếu các chất dinh dưỡng

Thiếu các loại vitamin như B9, B12, vitamin C và chất khoáng như kẽm, sắt hoặc thiếu axit folic đều là yếu tố dẫn đến nhiệt miệng. 

Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone, vấn đề về vệ sinh răng miệng hoặc sử dụng các loại thực phẩm gây tổn thương vùng miệng,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị loét Aphthous.

5. Do dùng kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp

Kem đánh răng và nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám trên răng và làm cho hơi thở thơm tho. Nhưng nếu các sản phẩm vệ sinh răng miệng chứa sodium lauryl sulfate và cơ thể bạn nhạy cảm với thành phần này thì nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục là rất cao.

Nếu bạn có tiền sử bị loét miệng và tái phát nhiệt miệng, hãy kiểm tra thành phần của các sản phẩm vệ sinh răng miệng. Việc chọn kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate có thể giúp tình trạng nhiệt miệng có thể được cải thiện.

6. Thường xuyên ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit

Một số người có sở thích ăn những thực phẩm cay, nóng để thỏa mãn vị giác hoặc làm ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, việc ăn những món này quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục. Nguyên nhân là vì đồ ăn cay nóng có thể gây ra tình trạng nóng trong người, bỏng miệng dẫn đến viêm loét miệng.

Không những thế, một số loại thức ăn có tính axit cao như trái cây có múi, họ cam quýt, bao gồm cam, chanh, cà chua, táo, sung, dâu tây và dứa… có thể gây ra vết loét và nhiệt miệng tái phát khiến bạn hay bị nhiệt miệng.

Ngoài ra, thường xuyên ăn những thực phẩm kể trên khi bị nhiệt miệng còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khiến các vết loét mưng mủ và tồi tệ hơn.

Thường xuyên ăn những món cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục

Thường xuyên ăn những món cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục

7. Rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, di truyền

Các vấn đề về rối loạn nội tiết tố có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, nhiều phụ nữ cũng thường bị nổi những vết loét miệng khi đến chu kỳ kinh. Điều này giúp phái nữ lý giải tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể khiến thân nhiệt tăng giảm thất thường. Trong trường hợp này, khí nóng tích tụ trong gan và thận sẽ gây ra tình trạng nóng trong, làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Tương tự, căng thẳng thần kinh thường xuyên cũng có thể khiến miệng xuất hiện những vết loét. Đôi khi, các vết sưng này còn khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi và khó chịu. Những cảm giác này lại càng làm tăng thêm tình trạng căng thẳng đối với một số người, khiến họ bị nhiệt miệng liên tục.

Ngoài ra, nhiệt miệng tái phát cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ thường xuyên bị viêm loét miệng, con cái cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng tái phát.

8. Cơ thể nhạy cảm với một số loại thực phẩm

Mặc dù không liên quan đến các vấn đề về dị ứng, nhưng nhiều người thường nhạy cảm với một số loại thực phẩm như sô cô la, cà phê, trứng, các loại hạt, phô mai… Do đó, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách nổi những vết loét miệng sau mỗi lần tiêu hóa những món ăn này.

9. Một số loại thuốc gây nhiệt miệng liên tục

Việc sử dụng một số loại thuốc nhất định và thường xuyên có thể lý giải tại sao bạn hay bị nhiệt miệng liên tục. Các loại thuốc dễ gây ra tình trạng viêm loét miệng bao gồm:

  • Aspirin
  • Thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Thuốc chẹn beta
  • Nicotin đường uống
  • Thuốc hóa trị
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Penicillamine
  • Thuốc sulfa
  • Phenytoin
  • Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic
  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc ức chế protease
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng retrovirus
  • Thuốc điều trị cao huyết áp

Ngoài ra, theo cách chuyên gia sức khỏe tình trạng nhiệt miệng liên tục còn có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác mà chưa được đề cập ở trên.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Mặc dù nhiệt miệng thường tái phát, vẫn có một số cách làm giảm tần suất mắc phải tình trạng này dựa trên những nguyên nhân gây ra viêm loét miệng, bao gồm:

  • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều axit: Tránh những thức ăn làm nóng gan như các loại hạt, khoai tây chiên, một số loại gia vị, thức ăn mặn và trái cây có tính axit (dứa, bưởi, cam…).
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Để ngăn ngừa sự thiếu hụt dưỡng chất, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tuân thủ các thói quen vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng từ tốn và dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Sử dụng bàn chải mềm giúp ngăn ngừa kích ứng các mô mỏng bên trong miệng, đồng thời tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Bảo vệ miệng: Nếu có niềng răng hoặc dùng các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về các loại sáp chỉnh nha để che các cạnh sắc nhọn.
  • Giảm căng thẳng: Nếu nhiệt miệng liên tục do căng thẳng, hãy tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền định và yoga, đồng thời tìm cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Bổ sung thực phẩm tươi mát, đặc biệt là phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt: Việc uống nhiều nước và ăn thực phẩm mát gan (theo quan niệm Đông y) sẽ làm giảm tình trạng nhiệt miệng.
  • Tránh các món ăn mà cơ thể nhạy cảm: Để ý kỹ những món ăn mà cơ thể không dung nạp được để không ăn vào lần sau, hạn chế nguy cơ viêm loét miệng.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà

1. Sử dụng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao mà lại an toàn, lành tính. Súc miệng nước muối hàng ngày có thể làm giảm đau rát tại vị trí loét miệng và làm khô nhanh nhiệt miệng. Bạn có thể tự pha nước muối để súc hàng ngày theo các bước dưới đây:

– B1: Hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm. – B2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. 

Bạn nên súc miệng để nước muối trôi sâu vào cổ họng, không được nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày để thấy hiệu quả tuyệt đối. 

2. Sử dụng sữa chua

Theo nghiên cứu, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh sống như lactobacillus. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xảy ra là do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này thì nhiệt miệng sẽ không còn nữa. Vậy nên sữa chua sẽ tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP. 

Bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để không chỉ giúp khỏi loét miệng mà còn tốt cho dạ dày.

3. Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, kháng khuẩn và giúp cho vết nhiệt không bị sưng đỏ và bỏng rát. Có rất nhiều phương pháp trị nhiệt miệng với mật ong mà bạn có thể áp dụng:

– Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết loét miệng 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.  – Pha trà nóng thêm chút mật ong để dùng hàng ngày. Bạn nên nhấp môi từng chút một để dung dịch thẩm thấu vào vết nhiệt. – Ngoài ra, sử dụng mật ong kết hợp với bột nghệ đắp lên vết nhiệt 2-3 lần/ngày để thấy công dụng tuyệt đối. 

Mật ong giúp cho vết nhiệt không bị sưng đỏ và bỏng rát

Mật ong giúp cho vết nhiệt không bị sưng đỏ và bỏng rát

4. Sử dụng bã chè khô

Chất tanin có trong chè có tác dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè, đắp trực tiếp lên vết loét. Cách này giúp làm giảm đau, sưng tấy và chống viêm hiệu quả. 

5. Bổ sung các vitamin

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi vi khuẩn, bạn nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin:

– Vitamin B: thường có trong các thực phẩm như trứng cá, sữa gạo, sữa đậu nành…vào thực đơn hàng ngày. – Axit folic: các loại rau xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, cải xanh… – Chứa sắt: Sắt có tác dụng chữa nhiệt miệng mà còn tăng độ cứng rắn cho xương và cơ. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: hàu, gan gà, ngũ cốc, trứng… – Nước dừa: giúp làm dịu viêm và nhiễm trùng loét của vết nhiệt.

Ngoài các biện pháp trên thì việc sử dụng kem đánh răng đặc trị cũng là cách thức quan trọng giúp bảo vệ răng miệng khỏi nguy cơ nổi các nốt nhiệt miệng và viêm loét. Một sản phẩm hàng đầu loại bỏ được nỗi lo này chính là Lacalut Aktiv- kem đánh răng trị liệu số 1 của Đức được nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng trong việc ngăn ngừa nhiệt miệng, viêm loét miệng, loại bỏ mảng bám, chống lại các tác nhân gây bệnh về răng miệng và nướu. 

Lacalut hiện đã được phân phối độc quyền tại Việt Nam. Sản phẩm được bán chính hãng tại các sàn thương mại điện tử và nhà thuốc trên toàn quốc.

Các bài viết khác