Viêm nướu là gì? Nguyên do và cách điều trị

Viêm nướu là bệnh lý phổ biến thường gặp nhưng thường bị lơ là chủ quan. Nếu không kịp thời chữa trị viêm nướu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cùng Lacalut tìm hiểu tất tần tật về viêm nướu là gì.

1. Viêm nướu là gì?

Viêm nướu (hay còn gọi viêm lợi) là chứng viêm phổ biến khi các phần mềm xung quanh chân răng bị tổn thương. Ở trạng thái bình thường, phần nướu chắc mịn, ôm khít vào chân răng, tạo hình nhú lợi khỏe mạnh. Khi phần nướu bị viêm sẽ có những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu, thay đổi đường viền nướu, gây nên cảm giác khó chịu. 

Có hai loại viêm nướu chính, đó là:

  • Thứ nhất, viêm nướu do mảng bám răng xảy ra khi mảng bám tích tụ gây kích ứng nướu, từ đó dẫn đến viêm, đổi màu và đau.
  • Thứ hai, viêm nướu không do mảng bám, có thể do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. 

Cả hai loại viêm nướu đều có thể tiến triển thành viêm nha chu nếu kịp thời điều trị đúng cách. Viêm nha chu là một tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm nướu. Viêm nha chu có thể dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn như mất răng.

viêm nướu là tình trạng viêm phần mềm xung quanh chân răng

>>> Đọc thêm: Cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu

2. Các cấp độ của viêm nướu?

Theo y khoa, viêm nướu được chia thành 4 cấp độ tùy theo tình trạng bệnh cụ thể:

  • Cấp độ 0: Nướu ở trạng thái bình thường, không xuất hiện các dấu hiệu bị viêm. 
  • Cấp độ 1: Nướu bị viêm ở mức độ nhẹ, màu của nướu có biến đổi nhẹ ở cấp độ này, sưng nhẹ, khi kiểm tra không bị chảy máu.
  • Cấp độ 2: Nướu bị viêm ở mức độ trung bình. Phần nướu chuyển sang màu đỏ, sưng, niêm mạc bóng sáng, khi ấn vào bị chảy máu.
  • Cấp độ 3: Nướu bị viêm ở mức nặng, nướu có màu đỏ đậm, sưng mọng. Nướu có thể bị ngứa hoặc chảy máu dù không có gì tác động đến.

3. Nguyên nhân gây nên viêm nướu?

3.1 Nguyên nhân chính

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nướu là sự tích tụ mảng bám vi khuẩn giữa các kẽ răng và xung quanh răng. Mảng bám răng là một lớp màng xuất hiện trên bề mặt răng, gây ra do thức ăn dư thừa, nước bọt hoặc vi khuẩn.

Mảng bám này có thể cứng lại thành cao răng, gần nướu ở chân răng, có màu trắng vàng. Cao răng chỉ có thể loại bỏ bằng các dụng cụ chuyên dụng bởi các nha sĩ. 

Khi mảng bám và cao răng bị lưu cữu, tích tụ sẽ thúc đẩy các phản ứng gây tổn thương đến nướu và mô nướu. Nếu ở tình trạng nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm nướu như mất răng.

3.2 Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác có thể dẫn đến viêm nướu như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Điều này có thể xảy ra ở tuổi dậy thì, mãn kinh, trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai hoặc sau sinh. Khả năng bị viêm nướu ở mức độ cao hơn khi phần nướu đang trong trạng thái nhạy cảm. 
  • Một số loại bệnh: Những bệnh nhân tiểu đường, ung thư hoặc nhiễm HIV có nguy cơ mắc viêm nướu cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường.
  • Một số loại thuốc: Tình trạng sức khỏe răng miệng có thể bị tác động do sử dụng các loại thuốc giảm tiết nước bọt. Dilantin, thuốc động kinh và thuốc trị đau thắt ngực cũng có thể gây ra sự phát triển bất thường của mô nướu, làm tăng nguy cơ viêm nướu.
  • Thiếu vitamin: Thiếu vitamin C có mối liên hệ chặt chẽ với viêm nướu, cũng như thiếu vitamin D và vitamin B12.
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc thường xuyên phát triển viêm nướu hơn những người không hút thuốc.
  • Độ tuổi: Nguy cơ viêm nướu tăng theo tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Những người có bố hoặc mẹ bị viêm nướu cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên viêm nướu

4. Viêm nướu có dấu hiệu gì?

4.1 Các dấu hiệu thường gặp

Người bị viêm nướu thông thường sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Nướu đỏ, sưng húp.
  • Chảy máu nướu răng, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Đau nướu răng, đau khi nhai cắn.
  • Tụt nướu, tụt lợi chân răng.
  • Răng đau hoặc ê buốt. Khi nướu bị tụt khỏi răng, răng sẽ tiếp xúc nhiều hơn và nhạy cảm hơn với thức ăn hoặc đồ uống nóng và lạnh.
  • Mảng bám chứa hàng triệu vi khuẩn tạo ra mùi hôi trong khoang miệng.
  • Răng lung lay, khi viêm nướu đã tiến triển, có thể dẫn đến viêm nha chu.

4.2 Một số trường hợp đặc biệt

  • Viêm nướu thông thường: Nướu bị nứt sâu, sưng đỏ, nhú lợi sưng to, dễ chảy máu. Tình trạng viêm này không nguy hiểm lắm nhưng cần vệ sinh cẩn thận để tránh viêm nha chu tiến triển.
  • Viêm nướu khi mang thai hoặc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh: Có thể xảy ra hiện tượng sưng đỏ, thậm chí tiến triển thành u hạt sinh mủ.
  • Viêm nướu ở người bị tiểu đường: Nướu bị đỏ và sưng, ở giữa kẽ và nướu răng thường xuyên có mủ do nướu bị các yếu tố kích thích, có khả năng nhiễm trùng.
  • Viêm nướu bạch cầu: Sự xâm nhập của các tế bào bạch cầu khiến nướu bị sưng, đau và chảy máu.
  • Viêm nướu do thiếu hụt vitamin C (bệnh scorbut): Nướu bị sưng, cứng và dễ chảy máu khi bị tác động nhẹ, chảy máu gây ra vết thâm tím trong miệng.
  • Viêm nướu do thiếu vitamin PP: Ngoài tình trạng sưng nướu, dễ chảy máu, người bệnh còn có các biểu hiện như khô, nứt môi, khô miệng, lưỡi và niêm mạc bị loét.

nướu đỏ, sưng, chảy máu chân răng là dấu hiệu phổ biến của viêm nướu

>>> Đọc thêm: Biến chứng viêm nướu nguy hiểm thế nào? Cách phòng ngừa bạn cần biết

5. Cách thức điều trị viêm nướu là gì?

Việc đầu tiên cần làm khi bị viêm nướu là đi gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Các nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám hoặc cao răng (mảng bám đã cứng lại) khỏi răng của bạn bằng các dụng cụ đặc biệt. Cao răng chỉ có thể được loại bỏ bởi chuyên gia nha khoa. Vì vậy sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có khả năng tốt trong việc loại bỏ mảng bám sẽ giúp giảm lượng cao răng cần loại bỏ trong lần khám nha khoa tiếp theo. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc viêm nướu.

Tiếp theo đó là xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và sử dụng sản phẩm phù hợp, thật sự hiệu quả cho việc củng cố, phục hồi, chăm sóc nướu răng. Có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm nướu tức thì theo chỉ định của bác sĩ thăm khám.

khám răng định kỳ để phát hiện điều trị viêm nướu từ sớm

6. Cách phòng ngừa viêm nướu là gì?

  • Sử dụng kem đánh răng chống viêm nướu: Kem đánh răng của bạn phải có khả năng loại bỏ mảng bám trên răng, xung quanh đường viền nướu và giúp phần nướu chắc khỏe. Sử dụng kem đánh răng Lacalut Aktiv thay bạn vô hiệu hóa vi khuẩn mảng bám xung quanh đường viền nướu, cho nướu săn chắc hồng hào trở lại. Hiệu quả của Lacalut Aktiv đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm mức độ viêm nướu xuống 60% sau 6 tháng*. 

*Theo nghiên cứu về hiệu quả sử dụng kem đánh răng Lacalut Aktiv do Đại học Freiburg, CHLB Đức thực hiện

  • Sử dụng nước súc miệng chống viêm nướu, giúp vô hiệu hóa sự tích tụ vi khuẩn có hại trong mảng bám và giảm chảy máu nướu răng.
  • Đánh răng và nướu ít nhất 2 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày để loại bỏ mảng bám gây viêm nướu kể cả những phần bàn chải khó chạm đến như kẽ giữa các răng và bên dưới đường viền nướu.
  • Cứ mỗi 3 tháng, hãy thay mới bàn chải đánh răng. Lông bàn chải bị mòn sẽ loại bỏ ít mảng bám hơn. Bàn chải dùng quá lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. 
  • Kiểm tra nướu thường xuyên, nếu bề ngoài của nướu thay đổi, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn đồ ngọt, gia vị cay nóng, rượu bia, thuốc lá, và tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất.

lacalut aktiv cải thiện viêm nướu

Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi viêm nướu là gì. Viêm nướu sẽ không còn còn là nỗi lo lắng thường trực nếu tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng cách. Khám phá ngay bước chăm sóc đột phá hàng ngày với kem đánh răng hỗ trợ điều trị viêm nướu Lacalut Aktiv tại: https://lacalutvietnam.vn/lacalut-aktiv 

Các bài viết khác