Răng nướu của bạn có đang thật sự khỏe mạnh?

Một nụ cười duyên dáng, một hàm răng khỏe mạnh không chỉ là kết quả của sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng từng chiếc răng riêng biệt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của các cơ quan xung quanh chiếc răng, đặc biệt là nướu răng.

1. Răng và nướu như thế nào được xem là khỏe?

Biểu hiện của răng khỏe:

  • Không bị lung lay, nhiễm trùng hay đau nhức khi ăn nhai
  • Răng không bị sâu, không mòn cổ răng, ăn nhai không bị ê buốt
  • Răng mọc ngay ngắn trên cung hàm, không bị cản trở
  • Không có rễ nhiễm còn sót lại trên hàm

Biểu hiện của nướu khỏe:

  • Nướu có màu hồng nhạt, không bị chảy máu và đau khi ăn nhai
  • Hơi thở không hôi
  • Không viêm nhiễm niêm mạc miệng, không gây đau mãn tính hay cấp tính
  • Nướu không bị sưng tấy, rung giật, chảy máu, chảy mủ khi ăn nhai
  • Không có cao răng, mảng bám đóng nhiều quanh cổ răng
  • Không bị lung lay, răng sẽ không bị chìa ra và dài ra do tụt nướu, lộ một phần cổ chân răng

răng và nướu như thế nào được xem là khỏe mạnh

2. Viêm nướu răng là bệnh lý gì?

Đây là tình trạng thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến vấn đề răng miệng, xảy ra khi những mảng bám có chứa vi khuẩn tích tụ lại và gây ra tình trạng viêm nhiễm các mô nướu xung quanh. Nếu được phát hiện sớm, viêm nướu răng sẽ được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, một số người thường có tâm lý chủ quan về bệnh này, nên không điều trị hoặc điều trị không tích cực khiến bệnh diễn tiến nặng hơn gây ra hậu quả viêm nha chu, dẫn đến việc điều trị khó khăn và mất nhiều thời gian để chữa khỏi, thậm chí có thể phải nhổ mất răng ở người lớn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nướu răng cần lưu ý như:

  • Nướu bị sưng lên
  • Chảy máu khi đánh răng hoặc cắn vật cứng
  • Nướu có màu đỏ sậm
  • Mùi hôi từ miệng, có thể cảm thấy tanh do nướu bị chảy máu
  • Nướu mềm và tụt xuống
  • Đau khi nhai, cắn vật cứng

dấu hiệu nhận biết viêm nướu

3. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nướu răng?

3.1 Vệ sinh răng miệng không tốt

Nếu vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng thường xuyên, đúng cách, không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng thì nguy cơ nướu bị viêm cũng rất cao.

3.2 Bị căng thẳng, stress

Đây là một trong những lý do gây viêm nướu răng khá phổ biến. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng với công việc hoặc các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường có nguy cơ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn vùng răng miệng dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

3.3 Thay đổi về nội tiết tố

Nội tiết tố cơ thể sẽ thay đổi trong một số trường hợp như thanh thiếu niên đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, đến thời kỳ mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt sẽ tăng khả năng nhạy cảm và viêm nhiễm cho nướu răng. Vì vậy, nếu đang ở trong thời kỳ này hãy chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh viêm nướu xảy ra.

3.4 Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Thực đơn hàng ngày không đủ chất dinh dưỡng đặc biệt không có nhiều rau xanh, trái cây tươi… có thể khiến cơ thể không đủ năng lượng và hệ miễn dịch không đủ tốt để chống lại sự nhiễm trùng, làm tăng khả năng bị viêm nướu răng càng cao.

>>> Bổ sung vitamin cho răng không yếu, nướu không viêm

3.5 Hút thuốc lá

Theo một nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị bệnh viêm nướu răng gấp 7 lần so với những người không hút thuốc.

3.6 Tác dụng không mong muốn khi dùng một số thuốc

Nếu người bệnh đang dùng một số thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó, có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt tình trạng viêm nướu răng. Chính vì vậy, khi xảy ra tình trạng viêm nướu răng, hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang dùng để giúp hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn.

nguyên nhân dẫn đên viêm nướu

4. Một số biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng

  • Đánh răng đúng cách và thường xuyên, sau khi ăn các bữa chính.
  • Nên chọn loại bàn chải có lông mềm mại, có kích thước phù hợp với khoang miệng của từng người.
  • Nên dùng thêm một số biện pháp để giúp loại bỏ mảng bám còn sót lại trên răng như nước súc miệng, chỉ nha khoa…
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế những đồ ăn có nhiều đường, ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần tùy vào sức khỏe răng miệng của từng người.
  • Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Tránh làm việc căng thẳng, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp thời gian hợp lý.
  • Sử dụng kem đánh răng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm nướu. Bạn có thể tham khảo sử dụng kem đánh răng trị liệu Lacalut Aktiv từ CHLB Đức. Sự kết hợp đặc biệt của hoạt chất Aluminum Lactate và Chlorhexidine có trong Lacalut Aktiv giúp hạn chế tình trạng chảy máu và kích ứng nướu, cho răng nướu khỏe mạnh, hồng hào.

kem đánh răng lacalut aktiv điều trị viêm nướu

Lacalut Aktiv hiện đã có mặt tại các Nhà thuốc trên toàn quốc và các sàn thương mại điện tử. Truy cập ngay: https://shopee.vn/lacalutvietnam

Các bài viết khác